Chiến tranh nha phiến Trung Quốc
Chiến Tranh Nha Phiến là một cuộc chiến tranh mở đầu cho sự sụp đổ của nhà Thanh cũng như chế độ Phong Kiến ở Trung Quốc. Cuộc chiến tranh này xuất phát từ việc nhà Thanh đốt các tàu chở thuốc phiện của người Anh. Người Anh đã lấy lí do này để khơi dậy cuộc chiến Tranh với Trung Quốc. Đây là một dấu mốc lớn trong lịch sử Trung Quốc. Các bạn cùng tìm hiểu cuộc chiến mở đầu cho những năm thuộc địa và chiến tranh ở Trung Quốc nhé.
Giao thương giữa Trung Quốc và các nước phương Tây
Giao thương giữa Trung Quốc và các nước phương Tây đã manh nha từ những năm 1550 thời nhà Minh. Tới thời nhà Thanh quan hệ thương mại giữa Trung Quốc các cá nước phương Tây đặc biệt là với Anh, Pháp, Tây Ban Nha, phát triển rất mạnh mẽ.
Người phương Tây rất ưa chuộng những hàng hóa Trung Quốc như lụa, sứ, nhân sâm…. đặc biệt là trà. Để mua được những hàng hóa này người phương Tây bắt buộc phải dùng vàng hoặc bạc. Thế nên trong thời gian này Trung Quốc thu được hàng chục triệu lượng bạc.Ngược lại, Trung Quốc lại theo mô hình kinh tế tự cung tự cấp. Họ cho rằng chẳng việc gì phải mua hàng ngoại nhập. Vì vậy mà giao thương với phương Tây, Trung Quốc là bên hưởng lợi.
Người Anh cảm thấy buôn bán với Trung Quốc, họ bị lỗ rất nhiều. Anh Quốc “đau đầu” tìm cách thu lại số bạc đã đổ vào Trung Quốc. Cuối cùng họ tìm ra một thứ hàng hóa đặc biệt: Thuốc phiện – “nha phiến”.Ngay từ thời nhà Đường, thuốc phiện đã được một số danh y sử dụng như một dược liệu giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc phiện cũng dễ gây nghiện, tàn phá nặng nề thể chất, tinh thần người sử dụng nên dần bị hạn chế.
Người Anh có được nguồn cung thuốc phiện từ Ấn Độ, họ ra sức tuồn hàng vào Trung Quốc. Nhà Thanh ban đầu chấp nhận thuốc phiện như một loại hàng hóa nhập khẩu vì có thể đánh thuế cao. Mỗi năm đó Trung Quốc nhập từ 4.000 – 6.000 rương thuốc phiện của Anh. Mỗi rương thuốc phiện ban đầu có có giá khoảng 150 lượng bạc rồi dần dần được đẩy lên 350 lượng. Thương thân Anh quốc kiếm bộn tiền từ việc bán thứ thuốc độc hại cho người Trung Quốc.
Về sau nhận ra tác hại khủng khiếp của thuốc phiện đối với kinh tế – xã hội. Nhà Thanh cấm buôn bán mặt hàng này trong nước. Tuy nhiên các thương nhân Anh “lách luật” bằng nhiều cách và hối lộ cho quan lại nhà Thanh.Do tác hại của thuốc phiện, xã hội Trung Quốc ngày càng xuống cấp trầm trọng. Vàng bạc trong nước thất thoát nhiều, Trung Quốc từ một nước xuất siêu trở thành nhập siêu.
2. Lâm Tắc Từ và chính sách kiểm soát thuốc phiện
Năm 1820, Hoàng đế Đạo Quang nhà Thanh đẩy mạnh chính sách chống thuốc phiện. Đạo Quang quy định, thuyền của thương nhân ngoại quốc phải bị lục soát nghiêm ngặt. Nếu tra ra có thuốc phiện sẽ bị đuổi đi lập tức.
Năm 1839, Hoàng đế Đạo Quang bổ nhiệm Lâm Tắc Từ giữ chức khâm sai tới Quảng Đông chống nạn thuốc phiện. Lâm Tắc Từ chống thuốc phiện vô cùng nghiêm. Ông ra quy định, nếu phát hiện thuyền nào chở thuốc phiện, sẽ tịch thu tiêu hủy, thậm chí là xử tử kẻ buôn bán.
Lâm Tắc Từ còn viết bức thư cho Nữ hoàng Anh, chất vấn bà về đạo đức khi cấm thuốc phiện ở Anh. Nhưng lại mang sang bán cho Trung Quốc. Năm 1839, xảy ra sự kiện một nhóm thủy thủ, thương gia Anh say rượu rồi giết người Trung Quốc ở Cửu Long (thuộc Hong Kong ngày nay). Lâm Tắc Từ yêu cầu phía Anh giao người để xét xử nhưng bị từ chối.
Tức giận trước hành động này, Lâm Tắc Từ ra lệnh cấm bán thực phẩm cho người Anh. Tình hình trở nên căng thẳng. Các tàu thương nhân Anh đều rút khỏi Trung Quốc và một hạm đội tàu chiến Anh được điều tới hỗ trợ.
Tháng 9.1839, vụ đụng độ nhỏ đã xảy ra giữa các tàu chiến Anh và tàu chiến Trung Quốc. Đầu năm 1840, Hoàng đế Đạo Quang ra lệnh các thương nhân nước ngoài không được hỗ trợ cho người Anh nếu còn muốn làm ăn với Trung Quốc. Trong các cuộc va chạm giữa Trung Quốc và quân đội Anh. Xét về tương quan lực lượng, quân Thanh tuy đông hơn về số lượng, nhưng chất lượng thì yếu kém. Trải qua khoảng 200 năm yên bình, sức chiến đấu của quân đội Bát Kỳ khét tiếng khi xưa đã suy giảm nếu không muốn nói là yếu kém. Vũ khí quân Thanh sử dụng cũng không thể so bì với độ hiện đại của quân Anh cả về tầm xa.
Ngày 26.1.1841, Anh tổng công kích pháo đài Hổ Môn, Đô đốc Quan Thiên Bồi quyết chiến tới cùng và tử trận. Quân Anh phá hủy pháo đài này. Một ngày sau đó, Hoàng đế Đạo Quang tuyên chiến với nước Anh.Tháng 10.1841, quân Anh đã chiếm được Ninh Ba (thuộc tỉnh Chiết Giang). Tháng 3.1842, nhà Thanh chia quân 3 đường, muốn chiếm lại Ninh Ba nhưng bị đánh bại hoàn toàn. Quân Anh được thể, cứ đánh tràn ra mãi, tới tháng 8.1842 đã áp sát Nam Kinh.
Nhà Thanh lúc này đã mất hết tinh thần chiến đấu. Chỉ mong cầu hòa, bèn cử người sang đàm phán với quân Anh. Hiệp ước Nam Kinh được ký kết. Lâm Tắc Từ bị đổ lỗi và cách chức.Nhà Thanh chấp nhận bồi thường toàn bộ chiến phí, thuốc phiện cho Anh. Hong Kong được chuyển giao cho Anh. Các cảng lớn mở cửa cho thương nhân Anh buôn bán tự do. Hơn nữa nhà Thanh phải bồi thường cho Anh hơn 2.000 vạn lạng bạc. Thuốc phiện cũng được buôn bán hợp pháp ở Trung Quốc.
Sự thất bại trong chiến tranh nha phiến đánh dấu quá trình suy thoái và diệt vong của nhà Thanh. Trung Quốc không còn là cường quốc hàng đầu châu Á nữa mà nằm dưới sự kiểm soát, chèn ép của phương Tây, đặc biệt là Anh.
Học tiếng Trung tại Hà Nội cùng Nguyên Khôi HSK.
Tag:chiến tranh, lịch sử, nhà Thanh, phong kiến