Top 10 hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc
Để giao tiếp người Trung ngoài kiến thức về tiếng Hán. Chúng ta cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về lịch sử văn hóa Trung Quốc nhé. Dưới đây mình giới thiệu 10 vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc nhé. Thông qua những bài học này có thể giúp bạn thêm yêu thích lịch sử Trung Quốc đây.
1.Tần Thủy Hoàng(秦始皇)
Nhắc đến những vị vua vĩ đại nhất và nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Đầu tiên phải kể đến Tần Thủy Hoàng (259 -210 TCN). Ông là vị vua đầu tiên của nhà Tần.
Mặc dù nổi tiếng tàn bạo với chế độ “Đốt sách chôn Nho”(đốt toàn bộ văn thư về Nho giáo,….). Nhưng ông cũng có công lớn đối với lịch sử Trung Quốc. Đầu tiên là thống nhất các nước chư hầu, thống nhất chữ viết(chữ Triện). Đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc phong kiến Trung Hoa. Đặc biệt, ông chính người cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành – một trong những kỳ quan cổ đại của thế giới.
Các bộ phim liên quan: Tần thời lệ nhân minh nguyệt tâm (Lệ Cơ Truyện) (2017).
2.Minh Thái Tổ(明太祖)
Minh Thái Tổ (21/10/1328 – 24/6/1398), tên thật là Chu Nguyên Chương. Hay còn gọi là Hồng Vũ Đế, Hồng Vũ Quân hay Chu Hồng Vũ. Ông là hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh. Các sử gia gọi thòi kì ông cai trị là “Hồng Vũ chi trị”.
Chu Nguyên Chương được coi là một trong những vị Hoàng đế có xuất thân khiêm nhường nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình bần nông ở Tứ Châu (tỉnh Giang Tô). Do kế sinh nhai mà cả gia đình ông phải trôi nổi nhiều nơi. Chu Nguyên Chương là con út, thưở nhỏ gọi là Trùng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có.
3. Hán Quang Vũ Đ(漢武帝)
Hán Quang Vũ Đế – Hán Quang Vũ, tên thật là Lưu Tú (5 trước Công Nguyên – 57). Ông là hoàng đế sáng lập nên nhà Đông Hán. Ông từng tham gia khởi nghĩa Lục Lâm chống lại chính quyền Vương Mãng. Sau đó, Hán Quang Vũ Đế đánh bại các lực lượng cát cứ và thống nhất quốc gia. Giúp mở ra thời kỳ thịnh trị của Trung Quốc sau nhiều năm chìm trong khói lửa.
Ngay sau khi xưng vương, ông đã thông qua một loạt các chiếu lệnh để thúc đẩy kinh tế và mối bang giao với các nước láng giềng, giúp khôi phục nhà Hán sau tàn phá của chiến tranh.
4. Hán Vũ Đế(漢武帝)
Hán Vũ Đế (156-87TCN) là vị vua thứ 7 của triều đại nhà Hán. Trong suốt 54 năm trị vì, ông không ngừng mở rộng lãnh thổ Trung Hoa từ phía Đông đến bán đảo Triều Tiên. Phía Bắc đến tận vùng sa mạc Gobi, phía Tây thì tiến ra khu vực Trung Á. Phía Nam thì đến khu vực miền Bách Việt. Đặc biệt, dù ông cũng tôn sùng Đạo giáo, nhưng ông lại là người có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của Nho giáo thời bấy giờ.
Tuy nhiên, trong những năm tháng cuối đời do tin vào thuật trường sinh bất lão mà ông làm tốn vô số tiền của, vàng bạc châu báu. Ông tin nhầm gian thần mà đã gây ra cái chết cho con trai trưởng của mình.
5. Tùy Văn Đế(隋文帝)
Tùy Văn Đế (541-604), Tùy Văn Đế chính là người đã sáng lập triều đại nhà Tùy. Phải nói rằng ông chính là người đã thống nhất Trung Quốc sau khi lãnh thổ bị phân chia trong một thời gian dài kể từ khi triều đại nhà Tần sụp đổ. Ông được mọi người nhớ đến là người xây dựng công trình thủy lợi cực kì quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế của Trung Hoa bấy giờ. Đó chính là công trình Đại Vân Hà.
6. Tống Thái Tổ(宋太祖)
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 AD) là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Tống. Ông được miêu tả là một vị Hoàng đế tử tế, cao thượng và luôn giữ lời.

Tống Thái Tổ trong lịch sử thường được đánh giá ngang với các bậc đại đế như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông. Ông đã sáng lập ra vương triều Tống, gần như thống nhất đất nước đến khi mất. Trong thời gian trị vì ông đã tiêu diệt và sáp nhập Nam Đường, Hậu Thục, Nam Hán và Kinh Nam vào bản đồ Nhà Tống, chỉ còn lại Bắc Hán. Chấm dứt thời loạn lạc cát cứ Ngũ Đại Thập Quốc suốt mấy chục năm từ cuối thời Đường. Ông còn là hoàng đế nhân từ nổi tiếng trong lịch sử, ông không sát hại các công thần như các hoàng đế khác như Lưu Bang hay Chu Nguyên Chương.
Năm 976, Tống Thái Tổ bất ngờ qua đời, sử sách ghi lại nói rằng ông bị bệnh, ngôi vua được truyền lại cho em là Triệu Quang Nghĩa tức Tống Thái Tông. Tuy nhiên việc này đã bị người đương thời cũng như hậu thế nghi ngờ về tính chân thật. Nhiều người cho rằng chính em trai đã sát hại ông để đoạt ngôi báu và các con ông cũng bị ám hại sau đó. Nghi án này cho đến nay vẫn là một bí ẩn.
7. Minh Thành Tổ(明成祖)
Minh Thành Tổ (2/5/1360 – 12/8/1424), ban đầu gọi là Minh Thái Tông. Ông là vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh. Ông chỉ dùng một niên hiệu Vĩnh Lạc, nên các sử gia còn gọi ông là Vĩnh Lạc Đế hay Vĩnh Lạc đại đế. Ông được cho là vị hoàng đế kiệt xuất nhất của Triều đại nhà Minh. Là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Thời kỳ của ông được ca ngợi gọi là Vĩnh Lạc thịnh thế, khiến Đại Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực.
Nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Ông thành lập một hạm đội hùng hậu do Trịnh Hòa điều khiển. Trịnh Hòa (1371-1433) đã dẫn hạm đội xuống Bắc nước Úc, qua bán đảo Ả Rập. Thậm chí có tài liệu còn cho rằng Trịnh Hòa qua tận châu Mỹ. Ngoài ra ông còn cho sủa và mở lại Đại Vận Hà và vào khoảng năm 1407 đến năm 1420, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Tử Cấm Thành. Dưới thời của ông, các học giả đương thời đã hoàn thành công trình đồ sộ Vĩnh Lạc đại điển.
8. Đường Thái Tông(唐太宗)
Đường Thái Tông(599-649) vua thứ 2 của triều đại nhà Đường, hay được mọi người biết đến với tên gọi Lý Thế Dân. Ông cũng chính là người dám đứng lên chống lại và lật đổ nhà Tùy, cùng với cha ông là Đường Cao Tông thành lập nên triều đại mới- triều đại nhà Đường.
Trong suốt quãng thời gian ông trị vì, xã hội lúc bấy giờ rất phát triển, nhân dân được sung túc, ấm no. Ông còn giúp lãnh thổ Trung Hoa được mở rộng bao gồm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, một phần lớn của Trung Á và một phần của Việt Nam.
9.Võ Tắc Thiên(武則天)
Khi nhắc đến những vị vua nổi tiếng của Trung Quốc, người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nắm giữ ngôi vị cửu ngũ chí tôn chính là Võ Tắc Thiên (625-705).
Tuy bà được miêu tả là người phụ nữ tàn nhẫn và độc ác. Song không thể không nhắc đến những công lao to lớn của bà đã góp phần đưa xã hội và kinh tế phát triển. Bà cũng đã giúp lãnh thổ của Trung Hoa mở rộng sang khu vực Trung Á và chiếm được bán đảo Triều Tiên. Bà cũng là người khuyến khích Phật giáo phát triển trong nước. Tuy nhiên người đời biết đến bà nhiều hơn là vì độ hoang dâm cũng và sự tàn ác khi ra tay giết chết con ruột của chính mình.
10. Khang Hy(清聖祖)
Trong lịch sử Trung Quốc, khi nhắc đến những vị vua nổi tiếng và vĩ đại nhất thì không thể bỏ qua hoàng đế Khang Hy(1654-1722). Khi ông còn tại vị, triều đại nhà Thanh đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ lãnh địa Trung Hoa, khu vực Mãn Châu và nhiều phần của vùng đất Cận Đông nước Nga. Ông chính là người tiêu diệt tên gian thần Ngao Bái và đồng đảng của tên gian thần này. Ngoài ra, ông cũng đưa ra được nhiều sách lược trong các cuộc chiến tranh với các nước chư hầu. Một trong những thành công của ông chính là đánh chiếm được hòn đảo Đài Loan.
Thông qua bài viết trên các bạn đã phần nào hiểu thêm được về văn hóa lịch sử Trung Quốc chưa. Các bạn tiếp tục theo dõi những bài viết khác của Nguyên Khôi HSK nhé. Chúc các bạn học tiếng Trung vui vẻ.
Học tiếng Trung tại Hà Nội cùng Nguyên Khôi HSK.