Thành ngữ tiếng Trung: 兔死狗烹
Bài học dưới đây chúng ta tiếp tục học thêm một thành ngữ tiếng Trung khá đơn giản nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc: 兔死狗烹 -qua cầu rút ván. Thành ngữ này cũng liên quan đến một điển cố lịch sử giữa Phạm Lãi và Việt Vương Câu Tiễn. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé. Chúc các bạn học tiếng Trung vui vẻ.
【成语】: 兔死狗烹
【拼音】: tù sǐ gǒu pēng
Giải nghĩa:烹[pēng]: nấu chín. Chỉ qua cầu rút ván, vắt chanh bỏ vỏ (việc đã thành, thì giết những người đã góp công sức)
Câu chuyện thành ngữ:
Phạm lãi là đại phu (chỉ một chức quan lớn) của Việt Vương Câu Tiễn. Ông từng góp không ít sức lực giúp Việt Vương đánh bại nước Ngô. Giúp nước Việt trở thành bá Vương. Đối với nước Việt, Phạm Lãi là một đại công thần, đáng ra ông ấy có thể an hưởng phú quý, nhưng Phạm Lãi lại không làm vậy. Ông từ bỏ cuộc sống giàu sang, xin từ quan trở về hưởng cuộc sống đạm mạc. Trong lúc mọi người thay ông tiếc nuối, ông gửi một bức thư đến cho đại phu Văn Trung-trước đây là đồng môn của ông. Ông khuyên Văn Trung từ bỏ công danh lợi lộc, để khỏi chuốc họa vào thân. Hóa ra, Phạm Lãi đã sớm nhìn thấu Việt Vương là một người chỉ có thể cùng chung hoạn nạn, chứ không thể cùng hưởng phúc. Trong thư ông nói rằng: “….hết chim thì thu cung lại, thỏ bị giết hết rồi thì giết chó,…..’’. Nguyên văn “……飞鸟尽,良弓藏,狡兔死,走狗烹,……”. Câu thành ngữ 兔死狗烹 bắt nguồn từ đây.
“鸟尽弓藏”和“兔死狗烹đều xuất phát từ đây, nhưng ý nghĩa không hoàn toàn tương đồng. Bởi vì khi chim đã hết cất cung tên đi thì không có tổn hại gì. Nhưng chó sau khi giết hết thỏ thì vận mệnh của nó lại không giống như vậy. Khi chó không còn tác dụng, không có thỏ để giết nữa thì bị chủ nhân đem nấu chín, ăn thịt.
鸟尽弓藏[Niǎo jìn gōng cáng]: chim chết hết rồi thì thu cung lại, không dùng nữa, vắt canh bỏ vỏ
Học tiếng Trung tại Hà Nội cùng Nguyên Khôi HSK.
Tag:Phạm Lãi, thành ngữ, Việt Vương