Thành ngữ tiếng Trung mỗi người một ngả
Hôm nay chúng ta lại học thêm một Thành ngữ tiếng Trung có lịch sử từ thời Nam Bắc Triều Trung Quốc. Thành ngữ này 分道扬镳/fēndàoyángbiāo/ có nghĩa là mỗi người một ngả. Các bạn cùng tìm hiểu câu chuyện về thành ngữ này nhé. Chúc các bạn học tiếng Trung vui vẻ.
Thành ngữ: 分道扬镳
Pinyin: [fēndàoyángbiāo]
Dịch Nghĩa: mỗi người đi một ngả; anh đi đường anh tôi đường tôi
扬镳 giơ dây cương ngựa ẩn dụ cho việc mỗi người đi theo con đường riêng và làm những việc của riêng mình.
Câu chuyện thành ngữ:
Vào thời Nam Bắc triều, Bắc Ngụy có một người tên là Nguyên Tề. Ông vô cùng tài giỏi, lập nhiều công lớn. Hoàng Đế cũng vô cùng kính trọng ông, phong ông làm Hà Gian Công. Nguyên Tề có một con trai là Nguyên Trí. Con Trai ông thông minh hơn người, giỏi đọc sách và thơ văn nhưng lại vô cùng kiêu ngạo. Hoàng đế Hiếu Văn cũng rất thưởng thức cậu ta. Phong cậu làm quan thành Lạc Dương. Không lâu sau đó, Hoàng đế Tiêu Văn nghe lời đề nghị của ngự sử Lí Biêu từ thành Sơn Tây chuyển đến xây kinh đô ở Lạc Dương. Ở Lạc Dương, Nguyên Trí cậy vào tài năng của mình mà thương xuyên khinh khỉnh với các quan lại, quý tộc có học thức thấp hơn mình.
Một lần, Nguyên Trí ra ngoài đi chơi, đúng lúc đó, xe của Lí Biêu đang lao nhanh về phía này. Về lí, chức quan của Nguyên Trí thấp hơn Lí Biêu. Nên nhường xe cho Lí Biêu mới phải. Nhưng ông cũng không tôn trọng Lí Biêu, quyết không nhường đường. Lí Biêu thấy anh ta không đặt ai vào mắt như vậy. Trước mặt nhiều quí tộc hỏi Nguyên Trí: ” Tôi là ngự sử, chức quan của tôi lớn hơn cậu, sao cậu không nhường đường cho tôi?” Nguyên Trí không quan tâm.
Nguyên Trí nói : “Tôi là quan địa phương ở Lạc Dương, trong mắt tôi ngài chẳng qua chỉ là một hộ dân bình thương ở Lạc Dương.. Ở đâu ra chuyện quan địa phương phải nhường đường cho dân?” Hai người không ai nhường ai, rồi cãi nhau. Sau đó hai người tìm đến Hiếu Văn đế đòi công bằng. Lí Biêu nói, ông ấy là quan ngự sử, quan ở Lạc Dương làm sao lại dám đối chọi với ông.Đã thế còn không nhường đường.
Nguyên Trí nói ông ấy là quan lớn ở kinh đô, người ở Lạc Dương đều phải đăng kí hộ khẩu, hộ tịch với ông. Sao ông ấy lại phải như các quan địa phương khác phải nhường đường ngự sử? Hiếu Văn Đế nghe lý lẽ của bọn họ, cảm thấy mỗi người đều có cái lý của nó. Cũng không thể khiển trách người nào, liền cười nói: “Lạc Dương là kinh thành của ta. Ta đã nghe rồi cảm thấy mỗi người đều có lí . Ta cảm thấy hai người các ngươi ai nấy đi đường của mình không phải là được ư?”
Nguyên Văn: 高祖曰:“洛阳,我之丰、沛,自应分道扬镳。自今以后,可分路而行。
Học tiếng Trung tại Hà Nội cùng Nguyên Khôi HSK.
Tag:Nam Bắc Triều, Nguyên Trí