Thành ngữ tiếng Trung Giang Lang tài tận
Thành ngữ tiếng Trung ngày hôm nay liên quan đến một điển tích từ thời Nam Bắc Triều về nhà Thơ Giang Yêm. Chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.
江郎才尽
Pinyin: jiāngláng cáijìn
Dịch Nghĩa: “Giang Lang tài tận” chỉ về tài năng sớm nở rộ nhưng cũng chóng thui chột
Câu chuyện thành ngữ:
Giang Yêm tên tự là Thông. Hồi trẻ là một nhà văn tài năng có tiếng. Thơ văn của ông hồi đó được đánh giá vô cùng cao. Nhưng mà, tuổi càng lớn thơ văn của ông thụt lùi đi không ít. Thơ ông viết ra nhạt nhòa vô cùng, mỗi lần đề bút cũng ngẫm nghĩ rất lâu. Thỉnh thoảng có linh cảm thì những bài thơ viết ra cũng nhạt nhẽo, nội dung không thể bình thường hơn.
Thế nên người ta truyền nhau những câu chuyện. Có một lần Giang Yêm đi thuyền dừng bên cạnh Thiền Linh Tự. Ông mơ thấy một người tên là Trương Cảnh Dương muốn trao đổi một tấm lụa với ông. Ông ấy liền cho người nọ 9 tấc lụa. Rồi từ đó văn chương của ông ngày càng sa sút.
Lại có người nói rằng, một lần Giang Yêm ngủ trưa ở Dã Đình. Ông mơ thấy một người tự gọi là Quách Phác, đến bên cạnh ông, muốn đòi bút. Nói với ông: “Văn Thông huynh, tôi có một cây bút ở chỗ cậu rất lâu rồi. Bây giờ đến lúc trả tôi rồi.” Giang Yêm nghe vậy, thuận tay lấy môt cây bút ngũ sắc đưa cho ông. Nghe nói từ đó, văn thơ của Giang Yêm sa sút không viết ra bài thơ nào hay nữa.
Nguồn gốc: Nam Sử- Giang Yêm chuyện.
Tag:Giang Yêm, Nam Bắc Tiriều