Thành ngữ tiếng Trung: 曲高和寡
Học tiếng Trung qua các câu chuyện thành ngữ vừa giúp chúng ta có thể nhớ bài lâu hơn, vừa được học thêm về các điển cố điển tích của Trung Quốc nữa. Bài dưới đây mình giới thiệu thành ngữ tiếng Trung: 曲高和寡. Câu chuyện này có liên quan đến một vị thi nhân nổi tiếng, đồng thời cũng là một trong tứ đại mĩ nam Trung Quốc. Chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.
【成语】: 曲高和寡
【拼音】: qǔ gāo hè guǎ
Giải nghĩa: nhạc cao ít người họa, uyên thâm quá ít người hiểu, cao siêu quá ít người hiểu( tác phẩm không binh dị ít người nghe)
Câu chuyện thành ngữ:
Tống Ngọc là thi nhân vĩ đại của nước Sở, học trò của Khuất Nguyên. Một hôm Sở Tương Vương hỏi Tống Ngọc: Hiện tại rất ít người binh phẩm thơ của ngươi? Có phải là có vấn đề gì không ổn?
Tống Ngọc quanh co đáp: Có một người ở thành ta thường biểu diễn, hát những khúc thông thường như “Hạ lí”, “ba nhân”, thì có hàng nghìn người hát theo, hát những khúc cao thâm “tuyết trắng”, “dương xuân” thì chỉ cso vài chục người, đến lúc hát những khúc uyên thâm hơn thì chỉ còn vài người. Có thể thấy rằng khúc ca càng uyên thâm thì người hát theo được càng ít.
Đoạn hội thoại này của Tống Ngọc ý muốn nói phẩm chất của bản thân đã rất cao, người thường không thể hiểu được,
和 để chỉ hát theo người khác
寡 chỉ số lượng ít
Thành ngữ này dùng để so sánh tác phẩm, luận điểm cao thâm rất ít người hiểu. Ngoại ra còn dùng để châm biếm người khác tự cho mình là giỏi.
*Tống Ngọc: Một trong tứ đại mỹ nam Trung Hoa, là người nước Sở thời chiến Quốc, cùng với trường Khanh (Tức Tư mã Tương Như đời Hán), cả hai đều đẹp trai và nổi tiếng về Từ phú.
Văn học cổ dùng từ Tống Ngọc, Trường Khanh để chỉ hạng văn nhân, tài tử.
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh. (Trích truyện Kiều)
Học tiếng Trung tại Hà Nội cùng Nguyên Khôi HSK.
Tag:câu chuyện, thành ngữ, Tống Ngọc