Giáo trình hán ngữ phát triển là giáo trình mới nhất được thiết kế và cải tiến để phù hợp với nhu cầu của học sinh trong thời điểm hiện tại, hiện nay giáo trình này đang được các trường đại học ở Trung Quốc sử dụng rộng rãi trong việc đào tạo hán ngữ, đồng thời bộ giáo trình này cũng được sử dụng ở hầu hết các quốc gia khác vì tính chất mới và hợp thời đại.

Giáo trình hán ngữ phát triển (6 quyển) khác gì so với giáo trình hán ngữ 6 quyển.

  • Tổng hợp hơn, chú trọng sử dụng cả ngôn ngữ viết và giao tiếp.
  • Cập nhật thêm các từ phổ biến hiện nay: 刷卡,酒吧,自助餐, 打包……
  • Đưa thêm các đề mục ngữ pháp ngay từ quyển 1

giáo trình Hán ngữ phát triển

Về giáo trình hán ngữ phát triển I

Giáo trình hán ngữ phát triển I phù hợp cho người bắt đầu học tiếng hán để luyện tập tiếng hán cơ bản. Với thiết kế mỗi bài học 2 bài khóa giáo trình hán ngữ phát triển gồm 350 trang bao quát các từ vựng và ngữ pháp căn bản (tương đương giáo trình hán ngữ cũ quyển 3).

Mục tiêu:

Truyền đạt kiến thức về hán ngữ và hán tự cơ bản, giúp người học chuẩn bị năng lực hán ngữ cơ bản, có khả năng dùng giao tiếp cơ bản để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Cụ thể:

  • Nắm rõ ngữ kiến thức cơ bản nhất về ngữ âm cơ bản nhất của tiếng Hán, các từ vựng thường dùng trong giai đoạn sơ cấp và cấu trúc câu đơn giản.
  • Nắm được quy tắc viết cơ bản, quy tắc bút thuật, và kết cấu của chữ hán, có khả năng viết các từ được học.
  • Trù bị năng lực giao tiếp cơ bản, có khả năng dùng tiếng trung để giải quyết các vấn đề thường gặp và các vấn đề đơn giản trong học tập.
  • Trù bị sách lược học tập cơ bản, sách lược giao tiếp, bước đầu hiểu được kiến thức về văn hóa của Trung Quốc có liên quan trong giao tiếp.

Đặc điểm:

1.Chú trọng kết hợp tính khoa học và tính ứng dụng

  • Giáo trình hán ngữ phát triển lấy căn cứ từ chuyên mục ngữ pháp giai đoạn cơ bản trong sách (đại cương hán cho lưu học sinh từ trường đại học cao cấp) tiến hành tổng hợp và lựa chọn những từ vựng, ngữ pháp cần thiết cho học tập và nhu cầu hiện tại của người học ngôn ngữ. Đồng thời, các bài khóa cũng có quan hệ mật thiết với nhu cầu giao tiếp hàng ngày giúp học sinh có thể vận dụng những gì được học.

2. Kết hợp bồi dưỡng năng lực tổng hợp và ưu tiên kĩ năng nghe nói

  • Với quan điểm kết hợp bốn kĩ năng, nghe, nói, đọc, viết và chú trọng vào kỹ năng nghe nói- phù hợp với giai đoạn đầu, nhằm bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ toàn diện cho người học. Luyện tập tổng hợp kĩ năng ngôn ngữ, kiến thức về ngôn ngữ, kết hợp luyện tập các cụm từ, ngôn ngữ cố định sử dụng trong giao tiếp, khẩu ngữ chú trọng khả năng giao tiếp, tính thực dụng; văn viết bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, hán tự,….

3. Thiết kế và thực hành lấy người học là trung tâm

– Để giúp đỡ người mới bắt đầu hiệu quả hơn, giáo trình được biên tập từ bài khóa 1-20 có pinyin nhằm giảm bớt độ khó cho người học; các phần luyện tập ngữ âm, từ mới, bài khóa, từ bổ sung…đều được chú thích pinyin nhằm giúp người học có thể tự học. Trong mỗi bài học đều có các từ ngữ thường gặp khi lên lớp, hai câu dùng trong đời sống, tất cả bao gồm 60 câu không chỉ giúp người học nắm rõ ngôn ngữ và những câu giao tiếp có giá trị nhất. Mỗi năm bài học đều có một phần tiểu kết, tổng hợp lại những ngữ pháp đã học, cấu trúc câu, ……

Các chủ đề nổi bật: gia đình, mặc cả, hỏi địa điểm, ngày tháng, kế hoạch,….
Ngữ pháp nổi bật: cách đặt câu, hành động ở hiện tại, quá khứ, tương lai, bổ ngữ, câu chữ 把, câu liên động, lặp động từ.

Tại sao Nguyên Khôi HSK coi trọng sử dụng giáo trình Hán ngữ Phát triển?

Thầy Phạm Tố Uyên, giám đốc trung tâm tiếng Trung Nguyên Khôi HSK là một người đã có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung trên giảng đường các trường đại học. Thầy là người được tiếp xúc và sử dụng rất nhiều bộ giáo trình. Đối với thầy, mỗi bộ giáo trình đều có cái hay riêng đồng thời cũng có những nhược điểm riêng.

Trong suốt thời gian học thạc sĩ và tiến sĩ tại Trung Quốc, thầy nhận thấy rằng việc giảng dạy Hán ngữ cần phải được thay đổi ngay để phù hợp với xã hội mới, thời đại mới – thời đại của mạng xã hội và nền công nghiệp 4.0. Đồng thời cùng lúc đó, Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (tên cũ Đại học Ngôn ngữ Văn Hoá Bắc Kinh) cho ra đời bộ giáo trình Hán ngữ Phát triển để thay thế bộ giáo trình kinh điển cũ là giáo trình Hán ngữ 6 quyển. Bộ giáo trình mới này đã khắc phục hoàn toàn những điểm yếu của bộ giáo trình cũ đồng thời giúp nâng cao được kĩ năng toàn diện cho học sinh học Hán ngữ ngắn hạn cũng như trường kỳ.

Chính vì vậy thầy Uyên vô cùng tâm đắc và cũng là một trong những người thầy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng giáo trình Hán ngữ phát triển trong việc giảng dạy cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Chuyển đến thanh công cụ